Sáng ngày 2/6 tại Huyện Vũ Quang, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tĩnh, Huyện ủy Vũ Quang phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Hào khí Cần Vương - Khát vọng Vũ Quang” kỷ niệm 175 năm ngày sinh Đình nguyên, Tiến sỹ Phan Đình Phùng.


PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam. Đ/c Hà Văn Hùng - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đ/c Nguyễn Thị Hà Tân - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Vũ Quang chủ trì hội thảo. Hội thảo được kết nối tới 13 điểm cầu trực tuyến cơ quan, đơn vị trong huyện.

Tham dự hội thảo có PGS. TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, PGS.TS Phan Xuân Biên, Phó chủ tịch Hội sử học Việt Nam. Đ/c Hà Dũng Hải, Vụ Phó Vụ tổng hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, cùng các Giáo sư sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học ...

Ở tỉnh có các Đ/c: Trần Thế Dũng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Đặng Duy Báu, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Văn Hùng, UVBTV – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Nhật Tân, UVBTV – Chủ tịch UBMTTQ Tỉnh; Võ Hồng Hải, UVBTV – Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy; Đ/c Hà Văn Trọng, UVBTV – Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Trương Thanh Huyền, UVBTV - Trưởng Ban Dân Vận Tỉnh ủy, Lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.


Ở huyện có các Đ/c: Nguyễn Thiều Quang, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Khắc Bằng, Phó bí thư - Chủ tịch UBND huyện; các Đ/c Trong BTV Huyện ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, lãnh đạo huyện Vũ Quang qua các thời kỳ, Lãnh đạo các huyện Hương Khê, Hương Sơn và Đức Thọ, Hội đồng hương Vũ Quang, Hội đồng Phan tộc Việt Nam.

Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo huyện tặng bức chân dung Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng cho Hội đồng Phan Tộc.

Đại diện dòng tộc họ Phan Việt Nam tặng hoa chủ trì hội thảo.
Khai mạc Hội thảo Đ/c: Nguyễn Thiều Quang, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện khẳng định. Với địa thế chiến lược quan trọng nên thời kỳ nào Vũ Quang cũng để lại những dấu ấn đậm nét trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đặc biệt, vào những năm cuối thế kỷ XIX, Vũ Quang được ví như “kinh đô” của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; là đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng lãnh đạo. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương với thời gian kéo dài nhất, địa bàn hoạt động rộng nhất, quy mô, tổ chức chặt chẽ nhất và gây cho kẻ thù nhiều khó khăn, tổn thất nhất. Có thể nói, tên tuổi của lãnh tụ Phan Đình Phùng và nghĩa quân Hương Khê đã gắn chặt với vùng đất, con người Vũ Quang trong hơn một thế kỷ qua.

Đ/c: Nguyễn Thiều Quang, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện: Tự hào với truyền thống của vùng đất tụ nghĩa Cần vương, nơi đã khắc ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Vũ Quang luôn phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, vượt khó để vươn lên trở thành huyện miền núi, biên giới đầu tiên của cả nước được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các thế hệ người dân Vũ Quang hôm nay luôn ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước, mãi mãi ghi ơn những thế hệ tiền nhân đã khai khẩn, bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất Vũ Quang đến được như ngày nay. Nhân dịp kỷ niệm 175 năm Ngày sinh Đình nguyên tiến sỹ Phan Đình Phùng (06/6/1847 - 06/6/2022), Ban Thường vụ Huyện ủy Vũ Quang phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học “Hào khí Cần vương - Khát vọng Vũ Quang”. Thông qua Hội thảo nhằm: Ôn lại truyền thống và phát huy những giá trị lịch sử, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, lòng tự hào dân tộc, khơi dậy khát vọng vươn lên của mảnh đất, con người Vũ Quang trong giai đoạn cách mạng mới.

Phát biểu đặt vấn đề, gợi mở Hội thảo, ngoài nêu bật cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Đình nguyên, Tiến sỹ Phan Đình Phùng, Đ/c Nguyễn Thị Hà Tân, TUV - Bí thư Huyện ủy Vũ Quang nhấn mạnh. Ngày nay, Nhân dân Hà Tĩnh trong đó có Nhân dân Vũ Quang phát huy tinh thần yêu nước, sáng tạo của nghĩa quân Hương Khê vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, xây dựng huyện Vũ Quang ngày càng giàu đẹp. Thời gian qua, huyện Vũ Quang đã và đang tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 175 năm Ngày sinh Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng, như Phát động 100 ngày thi đua chào mừng ngày sinh Phan Đình Phùng; Lễ hội khinh khí cầu, Hội trại sáng tác, tổ chức Cuộc thi tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Đình Nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng và những đổi thay trên quê hương Vũ Quang, các hoạt động dâng hương tại các khu lưu niệm Phan Đình Phùng, cùng với đó quá trình tổ chức Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được 25 bài viết tham luận của quý vị đại biểu, các nhà khoa học với nhiều chủ đề khác nhau, góp phần tiếp tục khẳng định, làm rõ tầm vóc và giá trị lịch sử của phong trào Cần Vương, Cuộc khởi nghĩa Hương Khê và vai trò của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng, khơi dậy truyền thống yêu nước; ý chí, khát vọng vươn lên của Nhân dân Vũ Quang; tạo ra các phong trào thi đua xây dựng và phát triển Vũ Quang trong giai đoạn cách mạng mới.
Tại hội thảo trong 25 bài tham luận gửi về Ban tổ chức đã có 12 bài tham luận trực tiếp và đã nêu bật được vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống Pháp cũng như vai trò, đóng góp của Phan Đình Phùng – sỹ phu yêu nước, lãnh tụ và linh hồn của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Các tham luận cũng đề cập tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của các nghĩa quân, nhân dân các địa phương (Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình…) đã tham gia khởi nghĩa Hương Khê và phong trào Cần Vương.

Trong bài tham luận: Những hiểu biết mới về cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng TS Đặng Duy Báu, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định. Cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng kéo dài suốt 10 năm (1885-1895), bắt đầu từ đốm lửa, nhanh chóng bùng cháy thành một phong trào rộng lớn bao gồm nhiều tỉnh ở miền Trung. Phong trào đã tập hợp được đông đảo lực lượng từ vua quan, hương lý, sỹ phu đến các tầng lớp nhân dân dưới ngọn cờ Cần Vương. Phong trào có nhiều nét mới so với các cuộc khởi nghĩa trước đây và trên thực tế đã mang tính chất một cuộc kháng chiến của lực lượng yêu nước đứng lên chống thực dân Pháp, trở thành đỉnh cao của phong trào yêu nước ở cuối thế kỷ XIX. Tuy thất bại nhưng phong trào đã để lại bài học quý giá về đoàn kết tập hợp lực lượng, về đấu tranh vũ trang và chiến tranh du kích, về tinh thần quyết chiến và sáng tạo trong chiến đấu và xây dựng lực lượng, về động viên sức dân thực hiện chiến tranh nhân dân v.v… Những bài học đó sau này đã được Đảng ta tiếp thu, vận dụng và bổ sung nâng cao, hoàn chỉnh, góp phần vào việc hình thành đường lối chiến tranh nhân dân trong cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất Tổ quốc.

PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam với tham luận:Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng - Nhân kiệt đất Hồng Lam

Nhà sử học Dương Trung Quốc. Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19. Cuộc khởi nghĩa đã phát huy được tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân ở miền xuôi lẫn miền ngược, cả về sức lực lẫn của cải vật chất. Phan Đình Phùng mất, cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng tan rã. Song, công cuộc vì đại nghĩa này rất xứng đáng là đỉnh cao của phong trào Cần Vương. Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng Cần Vương, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Vũ Quang đã không ngừng nổ lực xây dựng huyện ngày một phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn.

TS. Võ Hồng Hải UVBTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Đối với huyện Vũ Quang, thời gian tới cần nghiên cứu, triển khai các phương án bảo tồn và phát huy giá trị di tích liên quan đến phong trào Cần Vương như: Khu Tượng đài Phan Đình Phùng, Căn cứ địa Vũ Quang, Vườn Quốc gia Vũ Quang, Nhà Lê Hữu Chỉ, đền Lệ Động, cầu treo chợ Bộng…, gắn với khai thác hồ thủy lợi Ngàn Trươi; tăng cường mời gọi đầu tư, khai thác về du lịch; liên kết, xây dựng các tuy tuyến tham quan du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, phát huy tiềm năng, lợi thế độc đáo, riêng có của huyện, từng bước đưa du lịch trở thành thế mạnh của Vũ Quang trong tương lai.

GS, TS Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh trong bài tham luận Sức lan tỏa vượt không gian và thời gian của khởi nghĩa Phan Đình Phùng đã nhấn mạnh: Khởi nghĩa Phan Đình Phùng trở thành bản hùng ca hào sảng nhất trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX dưới danh nghĩa Cần Vương của dân tộc ta. Bằng uy tín của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng và ngọn cờ nghĩa Cần Vương, nên cuộc khởi nghĩa đã thu hút đông đảo văn thân, sỹ phu, thân hào và mọi tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. Chính vì vậy, từ phạm vi của làng Đông Thái, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng phát triển và mở rộng không gian ra các vùng phụ cận và khắp các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa. Từ đó, tất cả các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ ở các tỉnh nói trên lại hướng về ngọn cờ nghĩa Phan Đình Phùng và thống nhất, hội tụ tại căn cứ Vũ Quang. Âm vang của khởi nghĩa Phan Đình Phùng còn có ý nghĩa cổ vũ và khích lệ rất lớn đến tinh thần yêu nước, chống Pháp của nhân dân ta trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, tầm vóc, giá trị, ý nghĩa của khởi nghĩa Phan Đình Phùng còn có sức lan tỏa vượt thời gian, để lại nhiều bài học, truyền thống và di sản quý báu cho Vũ Quang từ xưa đến nay. Từng nhân vật, sự kiện của cuộc khởi nghĩa đã tạc vào mỗi tên núi, tên sông, tên làng và trở thành điểm tựa, động lực to lớn cho ý chí và khát vọng vươn lên cùng dân tộc của mảnh đất và con người Vũ Quang hôm nay.

PGS. TS Đào Tuấn Thành, Trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội. Du lịch Vũ Quang có nhiều tiềm năng và lợi thế, có thể phát triển nhanh, mạnh mẽ trong thời gian tới, nếu lãnh đạo và đội ngũ cán bộ các cấp của huyện, doanh nghiệp, người dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư/4.0 đến tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hơn một thế kỷ trước, cụ Phan Đình Phùng và các nghĩa quân đã lập được kỳ tích, khi biết dựa vào điều kiện tự nhiên của Vũ Quang để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, trong lúc mà có sự chênh lệnh lớn về so sánh lực lượng, nguồn lực, gây cho thực dân Pháp “ăn không ngon, ngủ không yên” trong hơn một thập kỷ. Tinh thần ấy là di sản vô giá, là bệ đỡ để Vũ Quang phát huy, cất cánh hôm nay và mai sau, xây dựng Vũ Quang thành một huyện miền núi giàu, đẹp, kiểu mẫu của cả nước. Khát vọng phát triển sẽ là động lực để Vũ Quang cất cánh và ghi dấu tên mình trên bản đồ Việt Nam cũng như thế giới.

Ông Phan Tuấn Hải, Chủ tịch Họ Phan Việt Nam: Thay mặt hội đồng họ Phan Việt Nam bày tỏ vui mừng và cảm ơn Ban Tuyên giáo Hà Tĩnh, Huyện ủy Vũ Quang đã tổ chức hội thảo. Đây là cuộc hội thảo có ý nghĩa quan trọng về lịch sử - văn hóa và giá trị thực tiễn đối với Đảng bộ và nhân dân huyện Vũ Quang mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với họ Phan: Tự hào về một người con của họ Phan, một nhân vật lịch sử dân tộc nhằm kết nối dòng họ, tổ tiên.

PGS.TS Đinh Quang Hải, Nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Viện Hàn Lâm, KHXH Việt Nam. “Khởi nghĩa Hương khê – Hào khí Cần Vương và sự nghiệp cứu nước của Phan Đình Phùng" : Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và giữ gìn đất nước. Góp phần tô điểm cho những trang sử hào hùng và oanh liệt ấy không thể không kể đến một giai đoạn lịch sử đầy sôi động, đó là phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX. Trong phong trào yêu nước chống Pháp đó, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo được xem là ngọn cờ quy tụ phong trào vũ trang chống Pháp ở Nghệ Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Từ khi chiếu Cần Vương phát ra, nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã sôi nổi hưởng ứng và cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng đã có những đóng góp quan trọng, có tác dụng dấy nên một phong trào yêu nước chống pháp sôi nổi, rầm rộ trong suốt những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, làm cho kế hoạch bình định của thực dân Pháp đối với Việt Nam phải chậm lại 10 năm (1886-1896).

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản. Đánh giá cao về chủ đề của hội thảo đó là: Hào khí Cần Vương, khát vọng Vũ Quang" , Đây là chủ đề hay, ý nghĩa nêu bật được quá khứ và tương lai. Với chủ đề này huyện Vũ Quang cần tiếp tục phát huy hào khí Phan Đình Phùng và nghĩa quân cũng như khát vọng vươn lên trong tương lai.

Đ/c Bùi Khắc Bằng, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang. Sau 22 năm thành lập từ một huyện nghèo, đến nay Vũ Quang là huyện miền núi biên giới đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn huyện nông thôn mới; là vùng đất với vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ của hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang; là nơi Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng dựng cờ khởi nghĩa; nơi có hồ Ngàn Trươi kỳ vĩ, có Vườn di sản ASEAN, đặc biệt là vùng đất với những con người ân tình, luôn khát vọng vì một Vũ Quang đổi mới. Trong thời gian tới huyện sẻ tiếp tục phát huy các giá trị địa phương, nhất là giá trị lịch sử, văn hóa cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Phan Đình Phùng và nghĩa quân. Thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ để thu hút không những du khách trong nước mà cả quốc tế, kết nối tua tuyến du lịch trong tỉnh, ngoại tỉnh, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, đặc sản. Thu hút đầu tư các dự án trên đại bàn. Với thành quả gần 22 năm đổi mới là điểm tựa, niềm tin để Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà viết tiếp trang sử mới. Sức mạnh từ truyền thống quê hương đang được Đảng bộ và Nhân dân Vũ Quang gìn giữ, bồi đắp, phát huy, nâng lên tầm cao mới. Tin tưởng rằng, với sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận cao trong toàn Đảng bộ và Nhân dân, huyện Vũ Quang sẽ có bước phát triển bứt phá để những thanh âm về cuộc sống ấm no, hạnh phúc ngày càng cất cao, vang xa. Xin cảm ơn các ý kiến tham luận tại hội thảo, đây là các nội dung quan trọng để huyện Vũ Quang triển khai, thực hiện xây dựng huyện Vũ Quang ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh.

Phát biểu kết luận hội thảo PGS.TS. Trần Đức Cường Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh: Sau một buổi tổ chức Hội thảo kỷ niệm 175 năm ngày sinh Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng đã thành công tốt đẹp. Hội thảo không chỉ nhằm góp phần tôn vinh tấm gương yêu nước, nhân cách cao đẹp của Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng và các nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê trên quê hương Hà Tĩnh. Trong đó có Vũ Quang mà còn động viên Đảng viên và Nhân dân trong huyện phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng. Truyền thống hiếu học và sáng tạo đó có “ Hào khí Cần vương” nhằm thực hiện “Khát vọng Vũ Quang”. Xây dựng Vũ Quang ngày càng giàu đẹp, đời sống Nhân dân ngày càng được sung túc Cuộc Hội thảo đã giành được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các nhà nghiên cứu, và các hoạt động chính trị, xã hội và văn hóa trong tỉnh và nhiều cơ quan trung ương như Tạp chí Cộng sản, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Vinh, Ban liên lạc đồng hương Hà Tĩnh tại thành phố Hồ Chí Minh… Ngày nay, phát huy tinh thần yêu nước, sáng tạo của nghĩa quân cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo, các tầng lớp Nhân dẫn Vũ Quang đang hăng hái lao động, sản xuất, tích cực thực hiện các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các quyết định của Tỉnh ủy và Huyện ủy góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương Vũ Quang ngày càng giàu đẹp………..Việc phát huy” hào khí Cần Vương” để thực hiện “ Khát vọng Vũ Quang” là cần thiết nhằm tạo nên một vùng đất……..trên quê hương Hà Tĩnh “ địa linh nhân kiệt”.

Bế mạc Hội thảo Đ/c Hà Văn Hùng, UVBTV - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh: Tại hội thảo các ý kiến tham luận của các đại biểu, các nhà khoa học đã tập trung làm rõ, sâu sắc cuộc đời, sự nghiệp của Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng, giá trị, ý nghĩa của phong trào Cần Vương, tầm vóc và giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hương Khê, vai trò của lãnh tụ Phan Đình Phùng và nghĩa quân Hương Khê. Những giá trị truyền thống tốt đẹp và ý chí, khát vọng vươn lên của mãnh đất và con người Vũ Quang trong giai đoạn hiện nay. Những thành quả quan trọng sau 22 năm xây dựng và phát triển của huyện Vũ Quang. Đồng thời đã nêu được định hướng, giải pháp để huyện Vũ Quang xây dựng và phát triển trong giai đoạn mới.
Đ/c Hà Văn Hùng khẳng định. Thành công của hội thảo hôm nay là sự tri ân của hậu thế nói chung của tỉnh Hà Tĩnh và Huyện Vũ Quang nói riêng đối với lãnh tụ Phan Đình Phùng và nghĩa quân Hương Khê. Trân trọng cảm ơn Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí MInh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Họ Phan Việt Nam, các GS, PGS, TS các nhà khoa học. Tại hội thảo Đ/c Hà Văn Hùng cũng đã nêu một số nhiệm vụ trọng tâm mà huyện Vũ Quang tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng
Đình nguyên, Tiến sỹ Phan Đình Phùng sinh ngày 6 tháng 6 năm 1847 trong một gia đình Nho học, có nhiều người đỗ đạt. Ông đỗ cử nhân khoa thi Bính Tý năm 1876, năm sau đỗ Tiến sỹ kỳ thi Hội, được bổ nhiệm làm Tri phủ huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Tại đây, ông luôn chăm lo đời sống nhân dân, trừng trị quan lại dưới quyền nên rất được người dân yêu mến và triều đình tín nhiệm. Năm 1878, Phan Đình Phùng được điều và giữ chức Ngự sử ở Viện Đô sát một trong những chức quan trọng của triều đình. Với cương vị mới, Phan Đình Phùng nhiều lần thẳng thắn phê phán các viên quan mắc lỗi, ông nổi tiếng là vị quan thanh liêm, mực thước, chính trực…
Dù bị hiểm lầm, thậm chí bị phế truất từ rất sớm, ông vẫn được phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu bí mật phong cho Phan Đình Phùng chức Tham hiệu Sơn Phòng sứ tỉnh Hà Tĩnh, có nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng chống Pháp. Ông đã tích cực chuẩn bị lực lượng và tích trữ lương thực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 7 năm 1885, khi vua Hàm Nghi ban “Chiếu Cần Vương”, Phan Đình Phùng đã triệu tập thân sĩ trong vùng, thống nhất khởi nghĩa Cần Vương giúp nước. Dưới ngọn cờ Cần Vương mà thực chất là nhằm mục tiêu chống xâm lược Pháp, giành lại độc lập cho đất nước, Phan Đình Phùng đã lãnh đạo Nhân dân các địa phương từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình kiên quyết đấu tranh vũ trang chống kẻ thù, gây cho chúng những thiệt hại nặng nề. Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất của phong trào Cần Vương chống Pháp xét cả về quy mô, thời gian hoạt động, tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ và công tác hậu cần phục vụ chiến đấu. Khởi nghĩa Hương Khê đồng thời là cuộc khởi nghĩa đánh dấu sự mở đầu và kết thúc phong trào Cần Vương sau 10 năm chiến đấu. Dù không thành công, cuộc khởi nghĩa Hương Khê góp phần khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam và để lại nhiều bài học quý báu trong phong trào yêu nước và cách mạng của Nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.