Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện vừa chủ trì buổi Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ, giống lúa DT39 vụ Xuân năm 2023 tại xã Hương Minh.
Sau 2 vụ đưa vào triển khai thí điểm giống lúa thuần DT39 theo quy trình hữu cơ cho thấy phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng ở Vũ Quang. Vụ xuân năm 2023, huyện tiếp tục đưa vào triển khai sản xuất quy mô 15 ha tại xã Hương Minh.


Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thanh Sơn kiểm tả trực tiếp tại đồng ruộng.
Theo đánh giá của Trung tâm Ứng dụng khoa học kỷ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang, năng suất của mô hình sản xuất lúa hữu cơ giống DT39 thời gian sinh trưởng dao động từ 115 đến 120 ngày, dự kiến vụ Xuân năm 2023 đạt 57,35 tạ/ha, còn ruộng đối chứng giống giống VNR20 năng suất đạt 55 tạ/ha. Sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ chi phí đầu tư cao hơn so với sản xuất truyền thống nhưng giá bán ra thị trường lại cao hơn 1.500 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận hơn 28 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất lúa truyền thống thông thường 7,3 triệu đồng/ha.
Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỷ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang Võ Quốc Hội Báo cáo kết quả thực hiện mô hình sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ, giống DT39 vụ Xuân 2023 tại xã Hương Minh.
Qua đánh giá cho thấy những lợi thế về chất lượng sản phẩm, khả năng chống chịu với thời tiết và sâu bệnh tốt hơn sản xuất truyền thống; giảm được các tác động xấu đến môi trường, sức khỏe của người dân, thu lợi kinh tế từ việc áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ cao hơn so với sản xuất truyền thống.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Tổ trưởng THT sản xuất lúa hữu cơ xã Hương Minh: Người sản xuất hữu cơ không phải tiếp xúc với phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm hữu cơ an toàn, chất lượng, hương vị tự nhiên, an toàn cho người tiêu dùng; năng suất và giá thành cao hơn so với sản xuất thông thường.
Ông Nguyễn Khác Hoàn – Năng suất lúa cao nhưng nhân công có nhiêu hơn so với sản xuất thông thường; cần có quy hoạch theo vùng để sản xuất hàng hóa
Tại hội thảo, đại biểu đã tập trung đánh giá hiệu quả của mô hình; phân tích những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai. Nhiều đại biểu đề xuất nên nhân rộng thêm diện tích sản xuất lúa hữu cơ giống DT39 trên đại bàn, đồng thời cần nghiên cứu đưa thêm một số loại giống lúa mới năng suất cao vào sản xuất theo hướng hữu cơ, thành lập hợp tác xãm tổ hợp tác để tổ chức sản xuất có quy mô, liên kết với doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu gạo nhằm quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm...
Bà Đoàn Thị Mai – xã Hương Minh: Cây lúa kháng bệnh rất tốt, đặc biệt là bệnh đạo ôn, nếu thực hiện theo đúng quy trình đạt năng suất cao, dân rất an tâm khi sản xuất loại giống lúa này, cần phải tuyên truyền để cho người dân hiểu và thực hiện sản xuất đại trà trong toàn xã Hương Minh nói riêng và huyện Vũ Quang nói chung.
Phó Chủ tịch UBND xã Đức Bồng Nguyễn Hữu Điền: xã sẽ tuyên truyền vận động Nhân dân đưa giống DT39 vào sản xuất thử nghiệm trên địa bàn để nâng cao chất lượng sản phảm và thu nhập cho người dân.
Phát biểu tại buổi hội thảo, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao kết quả toàn diện trong sản xuất lúa vụ xuân năm 2023, nhất là thành công của các mô hình sản xuất lúa theo hữu cơ ở xã Hương Minh.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tai buổi hội thảo.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó chủ tịch UBND huyện đề nghị xã Hương Minh tiếp tục tuyên truyền, triển khai sản xuất lúa hữu cơ, những giống nào không nằm trong cơ cấu của huyện là không đưa vào sản xuất. Đối với các xã khác sau cuộc hội thảo này cần phải rà soát lại diện tích đồng ruộng, triển khai xây dụng mô hình khảo nghiệm. Huyện sẽ tiếp tục phối hợp với Công ty Tập đoàn Quế Lâm để hỗ trợ người dân các địa phương xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và sẽ nghiên cứu đưa một số loại giống có chất lượng, năng suất cao, phù hơp để bà con sản xuất theo hướng hữu cơ để hạn chế ảnh hưởng môi trường, sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng; nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người dân. Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi, tích tụ ruộng đất; phân loại, quy hoạch vùng sản xuất để nông nghiệp Vũ Quang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích và hướng đến bảo vệ môi trường.