Chiều ngày 9/05, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức buổi làm việc với các cơ sở có sản phẩm OCOP được công nhận năm 2019, 2020 để triển khai việc đăng ký đánh giá, phân hạng, công nhận lại và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Đ/c Nguyễn Thanh Sơn- Phó Chủ tịch UBND huyện, Chánh văn phòng NTM huyện chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các phòng, ban, nghành có liên quan; lãnh đạo UBND các xã, thị trấn cùng 11 cơ sở OCOP trên toàn huyện.

Huyện Vũ Quang hiện có 13 sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó năm 2019 có 5 sản phẩm được công nhận, năm 2020 có 6 sản phẩm được công nhận và năm 2021 có 2 sản phẩm được công nhận. Sau khi được công nhận đạt sao, cơ bản các sản phẩm đã được quảng bá, giới thiệu và được thị trường biết đến nhiều hơn, giá bán cũng cao hơn, tiêu biểu như Cam Hoài Luân, Cam Bảo Phương, Cam Thành Đạt, Cam Huân Tâm, Mật mía Nhàn Đức, Tinh bột nghệ Hải Lợi …

Đ/c Nguyễn Thị Lương- Phó phòng NN&PTNT, chuyên trách VP NTM:  báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2022; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2023

Thực hiện Quyết định số 148/QĐ-TTg, ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm; trong đợt này, huyện Vũ Quang có 11 sản phẩm hết hạn chứng nhận, cần đánh giá, phân hạng và công nhận lại. Đây là lần đầu tiên huyện Vũ Quang tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận lại các sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, cũng như hỗ trợ việc phát triển các sản phẩm OCOP trong thời gian tới.

Ông Cù Huy Đạt- Giám đốc HTX nuôi ong xã Ân Phú: Nâng cao công tác quản lý, đánh giá, phân hạng sản phẩm để tránh tình trạng một số sản phẩm không đảm bảo trôi nổi trên thị trường vẫn gắn thương hiệu, gây ảnh hưởng đến uy tín các cớ sở OCOP  

Théo đó, đợt 1 (từ nay đến 20/5/2023) sẽ triển khai đánh giá, phân hạng, nâng hạng, công nhận lại đối với 5 cơ sở được công nhận năm 2019, gồm: Cam Bảo Phương, Cam Hoài Luân, Cam Thân Thành, Mật ong Ân Phú và Dầu lạc Tuyết Châu.

Ông Đoàn Quốc Hoài- Doanh nghiệp tư nhân Hoài Luân: Đề nghị huyện quan tâm, có cơ chế, chính sách cụ thể cho Chương trình OCOP để hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển sâu rộng và đồng bộ nhằm khai thác sản phẩm thế mạnh, đặc hữu của địa phương...

Đợt 2 (dự kiến cuối năm 2023) sẽ triển khai sẽ triển khai đánh giá, phân hạng, nâng hạng, công nhận lại đối với 6 cơ sở được công nhận năm 2020, gồm: Cam Bồng Thượng, Cam Huân Tâm, Cam Bảo Lê, Cam Khe Son, Mật mía Nhàn Đức và Tinh bột nghệ Hải Lợi.

Bà Nguyễn Thị Hải- Cơ sở tinh Bột nghệ Hải Lợi: Sản phẩm sản xuất ra nhưng lượng tiêu thụ chậm. Đề nghị huyện quan tâm hỗ trợ cơ sở quảng bá giới thiệu để sản phẩm được tiêu thụ nhanh hơn và đầu ra ổn định. Đồng thời sớm triển khai việc hỗ trợ kinh phí sau xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị, máy móc …

Tại buổi làm việc, đại diện các cơ sở OCOP, chính quyền địa phương và các phòng ban, ngành UBND huyện đã trao đổi về những thuận lợi, khó khăn cũng như định hướng và đề xuất một số kiến nghị để phát triển các sản phẩm OCOP bền vững trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Tiến- Trưởng Phòng Kinh tế- hạ tầng: Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP tích cực tham gia các hội chợ, lễ hội trưng bày sản phẩm để nhằm quảng bá các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ra thị trường. Thường xuyên xây dựng thương hiệu, bảo hộ thương hiệu, kiểm soát chặt chẽ đầu ra sản phẩm và chịu trách nhiệm về các sản phẩm của mình trước lúc đưa ra thị trường

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn- Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Việc đánh giá, xếp hạng lại là điều kiện bắt buộc đối với các sản phẩm OCOP 3 sao khi đến hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận. Do đó, các chủ thể sản xuất cần chủ động, tích cực lập hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng lại sản phẩm theo thời gian quy định.

Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn- Phó Chủ tịch UBND huyện, Chánh văn phòng NTM huyện kết luận buổi làm việc

Qua khảo sát, nắm tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao sự nhiệt huyết, quyết tâm, năng động, sáng tạo của các HTX, THT, Doanh nghiệp tư nhân trong việc nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, bước đầu đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường và hoàn toàn có cơ sở để chia sẻ kinh nghiệm, phát triển, nhân rộng trên địa bàn.

Chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc mà các cơ sở OCOP đang gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện cũng mong muốn các chủ cơ sở phải quyết tâm hơn, khát vọng hơn để đưa sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của địa phương vươn xa trên thị trường trong nước. Để làm được điều này, đồng chí đề nghị các chủ cơ sở cần xây dựng định hướng, kế hoạch sản xuất- kinh doanh cụ thể để mở rộng thị trường, tăng tính canh trạnh và giá trị cho các sản phẩm OCOP. Tiếp tục đăng ký đánh giá lại đối với các sản phẩm đến để duy trì và khẳng định thương hiệu, góp phần xây dựng sản phẩm OCOP chất lượng, hiệu quả, bền vững.

Đối với các phòng, ban, ngành, địa phương cần nghiên cứu để hỗ trợ, hướng dẫn cho các cơ sở OCOP hoàn thiện các thủ tục hồ sơ đề nghị công nhận lại sản phẩm theo quy định. Đồng thời khuyến khích, kêu gọi người dân, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho nông nghiệp, định hướng phát triển mới các sản phẩm OCOP, góp phần để huyện nhà hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM nâng cao trong thời gian tới.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 2.443.509
    Trong năm: 556.512
    Trong tháng: 109.056
    Trong tuần: 30.181
    Trong ngày: 1.284
    Online: 58