THỐNG KÊ CÔNG VIỆC THEO CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
I. Vị trí, chức năng:
1. Trung tâm ứng dụng KHKT& bảo vệ cây trồng vật nuôi là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Vũ Quang, thực hiện chức năng tham mưu, triển khai thực hiện công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
2. Trung tâm ứng dụng KHKT& bảo vệ cây trồng vật nuôi có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện Vũ Quang, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác của Sở NN&PTNT,chi cục Thú Y, chi cục BVTV, Trạm Khuyến nông tỉnh.
TT
|
Tên công việc
|
Ghi chú (nếu có)
|
I
|
Công việc lãnh đạo, quản lý điều hành
|
|
1
|
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khi được phê duyệt.
|
|
2
|
Quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất của đơn vị theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
|
|
3
|
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và trước pháp luật về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và toàn bộ hoạt động của đơn vị.
|
|
II
|
Công việc hoạt động nghề nghiệp
|
|
1
|
Công tác Bảo vệ thực vật
|
|
1.1
|
Thực hiện công tác điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo thời gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của những sinh vật gây hại cây trồng; thông báo kịp thời tình hình diễn biến của sinh vật gây hại và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Chấp hành chế độ báo cáo với Chi cục Bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành.
|
|
1.2
|
Tham mưu tổ chức dập dịch khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
|
|
1.3
|
Quản lý các tổ chức, cá nhân hành nghề về bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.
|
|
1.4
|
Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật về bảo vệ thực vật cho cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật ở cấp xã, nông dân và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo vệ thực vật trên địa bàn.
|
|
1.5
|
Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về công tác bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.
|
|
2
|
Thú y và nuôi trồng thủy sản
|
|
2.1
|
Phòng chống dịch bệnh động vật:
a) Phối hợp thực hiện việc kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất các bệnh động.
b) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc tiêm vắc xin phòng các bệnh bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Chi cục Thú y.
c) Thực hiện việc lấy mẫu, chẩn đoán và điều trị bệnh cho động vật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật; hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc khử trùng, phục hồi môi trường chăn nuôi sau khi hết dịch bệnh.
d) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn mạng lưới thú y xã, thị trấn giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ.
đ) Tiếp nhận các loại vắc xin, vật tư, hóa chất từ Chi cục Thú y để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán theo hướng dẫn của Chi cục Thú y
|
|
2.2
|
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (bao gồm cả động vật thủy sản); kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:
a) Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh theo quy định.
b) Tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ động vật; kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật ở dạng tươi sống và sơ chế lưu thông trên thị trường;
d) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật;
|
|
2.3
|
Phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan có liên quan tại địa phương để quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất (gọi chung là thuốc thú y) kiểm tra điều kiện kinh doanh, sử dụng thuốc thú y trên địa bàn theo quy định của pháp luật; hướng dẫn sử dụng các loại thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật
|
|
2.4
|
Phối hợp với Chi cục Thú y trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề thú y trên địa bàn
|
|
2.5
|
Thực hiện việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận tiêm phòng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh
|
|
2.6
|
Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật về thú y cho cán bộ làm công tác thú y cấp xã, nông dân và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thú y trên địa bàn
|
|
2.7
|
Phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về công tác thú y theo quy định của pháp luật
|
|
2.8
|
Tổ chức thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo trâu, bò, lợn trên địa bàn
|
|
2.9
|
Tổ chức quản lý thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật
|
|
3
|
Công tác Chuyển giao KHKT
|
|
3.1
|
Phổ biến và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kỹ thuật canh tác, bảo vệ cải tạo đất, phát triển rừng bền vững
|
|
3.2
|
Xây dựng các mô hình trình diễn, thực nghiệm về tiến bộ khoa học, công nghệ. Tổ chức hội thảo, chuyển giao, các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng
|
|
3.3
|
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật và nghiệp vụ cho khuyến nông viên cấp xã, cộng tác viên khuyến nông; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất.
|
|
3.4
|
Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, vật tư nông nghiệp phục vụ cho nông dân trên địa bàn
|
|
3.5
|
Hướng dẫn xây dựng các câu lạc bộ nông nghiệp, khuyến nông.
|
|
3.6
|
Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chương trình, mô hình, dự án, kế hoạch khuyến nông ở cấp huyện
|
|
3.7
|
Thực hiện nhiệm vụ ứng dụng KHKT các lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Võ Quốc Hội: Giám đốc;
SĐT: 0919037678;
gmai quochoivq@gmail.com
2. Ông, Lê Trọng Yêm - Phó Giám đốc
Điện thoại: DĐ: 0915 670 961
3. Ông, Phan Anh Toản – PBT chi bộ, Dự báo viên bảo vệ thực vật
Điện thoại DĐ: 0986.018.767
Email: phananhtoan81@gmail.com
4. Ông, Nguyễn Đình Luyện – Trạm trưởng Thú y
Điện thoại cơ quan: ; DĐ: 0974377689
Email: dinhluyenty@gmail.com
5. Ông, Đặng Văn Hoàng – Kế toán
Điện thoại cơ quan: 0393.814.370 DĐ: 0358767879
Email: hoangseo789@gmail.com
6. Bà, Lê Thị Thu Hiếu - Kỹ thuật viên
Điện thoại DĐ: 0983.145.116
Email: tunghieu83@gmail.com
7. Ông Phan Khắc Anh – Kỹ sư Lâm nghiệp
Điện thoại DĐ: 0972.834.877
Email: khacanhttudkhkt@gmail.com
8. Ông Nguyễn Thành Nhơn- Dự báo viên bảo vệ thực vật
Điện thoại DĐ: 0975638951
Email: thanhnhonhuaf@gmail.com
9. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Kỹ thuật viên
Điện thoại DĐ: 0915401967
10. Ông Nguyễn Duy Hải - Kỹ thuật viên
Điện thoại DĐ: 0975444389
Email: duyhai8384@gmail.com